Sáng
ngày 6 tháng 1 năm 2013. Từ Cao Lãnh đi phà sang Sa Đéc, quẹo trái về hướng Lấp
Vò. Đường hẹp, nhưng tốt. Hỏi thăm dân địa phương đường vào xã Long Hưng A.
Chợ Nước Xoáy |
Chợ Nước Xoáy nằm trên địa bàn ấp Hưng Mỹ Tây, xã Long
Hưng A huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp. Theo sông Nước Xoáy ngược về hướng bắc độ vài trăm thước có ngôi một miếu
gọi là Cao Hoàng miếu. Trước miếu có một
cây da lớn độ bốn người ôm, tương truyền là “cây da bến Ngự” nơi chúa Nguyễn
Ánh thường ngồi câu cá.
Diện tích ngôi miếu
khoảng 20 mét vuông, dường như được xây lại trong thời gian gần đây, trong miếu
bày trí khá đơn giản với bức chân dung của vua Gia Long và tấm bài vị ghi tên
họ ngài bằng chữ quốc ngữ. Một cụ bà gần đó cho biết, trước đây chỗ này có ngôi
miếu cũ đã sụp đổ, mấy năm nay người dân hùn tiền cất lại để có nơi thờ tự.
Trước cửa miếu còn cặp lân sư bằng đá hoa cương khắc tên người hiến cúng vào
năm 1922.
Cây đa Bến ngự |
Phía trái ngôi miếu
còn có một ngôi nhà xây dang dỡ. Theo dân địa phương đó là công trình của một
nhà thầu xây dựng. Mấy năm trước ông đến địa phương làm cầu, thường ngủ ở dưới
gốc cây da. Một đêm nọ ông thấy ánh hào quang từ trong miếu bay ra bèn đốt
nhang vái cúng, rồi xuất tiền xây ngôi nhà cạnh miếu, mục đích làm chỗ nghỉ cho
bà con phương xa đến viếng. Ngôi nhà đang xây dỡ dang, không biết lý do gì bị
ngưng, rồi ông rời khỏi địa phương không thấy trở lại. (Theo mình nghĩ có lẻ do
chính quyền địa phương cấm xây dựng, bởi giai đoạn này, tư tưởng bài bác vua
Gia Long vẫn còn nặng nề, nhiều ông cán bộ gọi vua Gia
Long bằng “thằng”)
Hàng năm vào ngày 18,
19 tháng chạp âm lịch, lễ cúng vua được tổ chức khá trang trọng, được xem như
ngày “kỳ yên” ở ấp Hưng Mỹ Tây, vài năm
gần đây, dân từ vùng Lai Vung, Sa Đéc...cũng đến dự.
Cao hoàng miếu |
Cũng trong ấp Hưng Mỹ Tây, cặp bờ sông Nước Xoáy
đi về hướng bắc độ hơn cây số là đến khu mộ của Ông Bõ. Khu mộ nằm mé ruộng,
trong đất gia đình ông Ba Vinh. Mộ được
xây bằng đá ong, trên gò đất đắp cao, gồm hai phần, với vòng thành có bốn trụ
cao gắn búp sen, bức bình phong và phần mộ chính. Chếch về bên phải khoảng 10
mét là mộ con gái ông Bõ, dân gian gọi là mộ bà Hoàng cô), cũng được xây bằng
đá ong với qui mô nhỏ hơn, không có phần tiền mộ.
Huyền tích về ba Hoàng cô đã có ghi chép trong
tài liệu Văn hóa Dân gian Miệt Sa Đéc (do Nguyễn Hữu Hiếu chủ biên, không nhắc
lại). Câu chuyện cũng có vài dị
bản khá thú vị ở phần kết.
Anh Nguyễn Hữu Út –
cháu trực hệ của ông Bõ cho biết, hồi khoảng năm 1963, chính quyền Ngô Đình
Diệm có cử người đến bàn với gia đình để tài trợ trùng tu khu mộ, nhưng bấy giờ
vùng này đã là vùng giải phóng nên cha anh đã khéo léo từ chối. Hiện ngôi mộ
ông Bõ đã hư hỏng phần nấm còn mộ của Hoàng cô cũng đã xuống cấp, sụt lún nhiều chỗ.
Di tích Cao hoàng miếu và câu chuyện ông Bõ còn rất nhiều điều thú vị, sẽ
kể tiếp ở hồi sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét