Đọc lại lịch sử.
Thời nhà
Nguyễn có hai vụ án lớn liên quan đến các bậc khai quốc công thần.
Tả quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, quân sự của nhà Nguyễn. Đời sau nhiều người
nhận định việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển đất Nam
Bộ, khiến cho vùng bình yên và giàu có. Nhưng khi làm Tổng trấn Gia Định thành
ông phạm phải nhiều tội mà triều đình
cấm kỵ.
Năm 1832 Tả quân qua đời. Lê Văn Khôi nổi loạn bị vua Minh
Mạng dẹp năm 1835. Tội của Tả quân mới được đem ra “hồi tố”. Vua phán “Tội Lê
Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa
quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy
đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy
cho tổng đốc Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất
và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê
Văn Duyệt chịu phép nước”.
Kinh Vĩnh Tế ngày nay |
Các ngôi mộ song thân ông tại làng Long Hưng nhà vua (Minh
Mạng) cũng đã lấy lại những gì triều đình ban tặng, đục bỏ những chữ liên quan
đến tước vị.
Vụ án thứ hai cũng liên quan đến bậc khai quốc công thần:
Nguyễn Văn Thoại, người có công đào kinh Vĩnh tế và Thoại Hà, phát triển vùng
đất cực Tây Nam bộ. Nhưng đến đời Minh Mạng thì ông bị truy tố về tội “không
nghĩ đến việc biên phòng, chăm mưu việc riêng, bỏ hoang ruộng đất. Năm
1832, Minh Mệnh thứ 13, vua lại truy luận tội. Lần này có thêm việc đắp
đường từ Châu Đốc đến núi Sam mà theo điều tra của vua là để đưa đám chôn cất
vợ, nhưng xét công lao, vua chỉ truy giáng xuống hàm chánh ngũ phẩm và đoạt lại
chức tập ấm của con trai, cho tịch thu tang vật mà ông đã lấy của dân.
Chuyện “lấy công làm tư” kia chắc hẳn không làm lu mờ công
nghiệp của một vị quan khai sơn phá thạch vùng biên. Song sử quan nhà Nguyễn
lại ghi rất rõ ràng, trong đó người ta thấy tuy Minh Mạng có khắc khe, song
“công thưởng tội trừng” rõ nét, không nhập nhằng.
Suy
gẫm chuyện nay. Có một ông tướng công trạng cũng không lấy gì to tát. Nhưng có
người tố cáo ông tội nhận hối lộ và làm lộ bí mật nhà nước. Vụ án chưa rõ trắng
đen thì ông qua đời. Và “sẽ đình chỉ theo điều 107 của Bộ Luật Hình sự”.
Thấy luật nay rõ ràng nhân đạo hơn luật xưa. Truy cứu làm gì với người đã mất ! Có điều
cũng nên làm cho minh bạch, xem ông có tội hay không, nếu không thì phải bồi
hoàn danh dự cho ông (và con cháu của ông) chứ !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét