Hôm qua cơ quan họp mặt chị em phụ nữ mừng 8-3. Lãnh đạo đơn
vị không ai tới dự. Ngày của chị em diễn ra như không khí của hội nghị công
chức, cử tọa ngồi nghiêm trang nghe đại diện Công đoàn đọc diễn văn. Nghe tới
đoạn những ông chủ của các nước tư bản trên thế giới bóc lột chị em phụ nữ, trả
lương rẻ mạt, hắn liền rời phòng họp ra ngoài hút thuốc.
Hắn nghĩ đến em, cháu hắn và nhiều cô gái bỏ quê lên thành
phố làm công nhân cho các xí nghiệp, công ty này nọ. Lương tháng chỉ đủ đóng
tiền thuê nhà và sống qua ngày với mì gói cơm rau. Không biết các ông chủ ở VN
có phải là bọn tư bản xấu xa như bài diễn văn đã nêu ?
Hoa...lạ cho ngảy 8-3 |
Trở vô phòng họp với tâm trạng không thoải mái mà hắn lại
được mời phát biểu. Hắn kể lại câu chuyện mình đã nghe lõm được trên xe buýt.
+
Câu chuyện như sau:
...
- Năm 13 tuổi chị đi làm cách mạng. Hồi đó đi vì ham vui, ham lắm. Má la rầy cỡ nào cũng hổng thèm nghe. Năm 18 tuổi chị bị giặc bắt, bỏ tù ở trại giam Cây Khế Mỹ Tho. Chúng tra tấn chị, đổ nước xà bông rồi buộc dây điện vào hai bàn tay chị bắt chị khai. Chị sợ điện giựt lắm nên khai đại là ở Sài Gòn về, mấy ổng cho tiền biểu tui đi đắp mô thì tui đi, chớ hổng biết gì hết. Giặc giam chị 29 ngày rồi thả. Trở về chị tiếp tục hoạt động ở đơn vị quân báo quận Châu Thành Nam. Rồi chị bị thương trong một trận càn sau hiệp định Paris. Vết thương ở đầu, ở chân, ở mông...Không kịp vô trạm xá ở địa hình được, nên phải móc nối người quen ra bệnh viện thành điều trị...
Sau hòa bình thống nhất, vết thương trên đầu hành hạ chị hoài, nhất là khi trời trở gió...Nhức quá chịu hổng nổi, nay phải đi xuống Mỹ Tho khám bệnh.
- Chị khám ở bệnh viện đa khoa Tiền Giang à ?
- Không, chị khám ở phòng mạch tư.
- Ủa chị hổng có bảo hiểm y tế sao ?
- Có, nhưng mà vô mấy chỗ đó phải hầu hạ, chờ chực thấy ghét lắm ! Hồi chị làm hồ sơ xin hưởng chính sách cũng vậy. Bọn nhỏ đâu biết chiến tranh ra làm sao. Tụi nó hỏi, sao mới 13 tuổi mà chị khai đã đi làm cách mạng. Mình giải thích tuổi nhỏ theo Việt cộng tụi lính nó không để ý. Nó cũng hổng thèm nghe. Nằm viện trong vùng địch sợ lộ gần chết mà bây giờ nó hỏi bị thương trong trường hợp nào ? Có giấy ra viện hôn? Thiệt là tức.
- Năm 13 tuổi chị đi làm cách mạng. Hồi đó đi vì ham vui, ham lắm. Má la rầy cỡ nào cũng hổng thèm nghe. Năm 18 tuổi chị bị giặc bắt, bỏ tù ở trại giam Cây Khế Mỹ Tho. Chúng tra tấn chị, đổ nước xà bông rồi buộc dây điện vào hai bàn tay chị bắt chị khai. Chị sợ điện giựt lắm nên khai đại là ở Sài Gòn về, mấy ổng cho tiền biểu tui đi đắp mô thì tui đi, chớ hổng biết gì hết. Giặc giam chị 29 ngày rồi thả. Trở về chị tiếp tục hoạt động ở đơn vị quân báo quận Châu Thành Nam. Rồi chị bị thương trong một trận càn sau hiệp định Paris. Vết thương ở đầu, ở chân, ở mông...Không kịp vô trạm xá ở địa hình được, nên phải móc nối người quen ra bệnh viện thành điều trị...
Sau hòa bình thống nhất, vết thương trên đầu hành hạ chị hoài, nhất là khi trời trở gió...Nhức quá chịu hổng nổi, nay phải đi xuống Mỹ Tho khám bệnh.
- Chị khám ở bệnh viện đa khoa Tiền Giang à ?
- Không, chị khám ở phòng mạch tư.
- Ủa chị hổng có bảo hiểm y tế sao ?
- Có, nhưng mà vô mấy chỗ đó phải hầu hạ, chờ chực thấy ghét lắm ! Hồi chị làm hồ sơ xin hưởng chính sách cũng vậy. Bọn nhỏ đâu biết chiến tranh ra làm sao. Tụi nó hỏi, sao mới 13 tuổi mà chị khai đã đi làm cách mạng. Mình giải thích tuổi nhỏ theo Việt cộng tụi lính nó không để ý. Nó cũng hổng thèm nghe. Nằm viện trong vùng địch sợ lộ gần chết mà bây giờ nó hỏi bị thương trong trường hợp nào ? Có giấy ra viện hôn? Thiệt là tức.
May cũng nhờ còn mấy anh biết chuyện xác nhận cho chị được hưởng theo chế độ
290, lãnh trợ cấp 1 lần rồi nghỉ. Chị cũng hổng thèm khiếu nại. Giờ chị chỉ cầu
mong đừng có chiến tranh nữa...
- Tui cũng như chị, có hơn gì, hồi 16 tuổi cũng ham vui theo Đoàn văn công giải phóng, năm sau thì bị bắt...Chị ơi xe tới giếng nước rồi kìa !
- Cho xuống bác tài ơi. Thôi mai mốt mình có gặp nói chuyện nhiều hơn nhen, bây giờ chị xuống xe...
Câu chuyện của hai người đàn bà tuổi độ ngoài 60 đã bị đứt đoạn ở đây. Xin chép lại nguyên văn
- Tui cũng như chị, có hơn gì, hồi 16 tuổi cũng ham vui theo Đoàn văn công giải phóng, năm sau thì bị bắt...Chị ơi xe tới giếng nước rồi kìa !
- Cho xuống bác tài ơi. Thôi mai mốt mình có gặp nói chuyện nhiều hơn nhen, bây giờ chị xuống xe...
Câu chuyện của hai người đàn bà tuổi độ ngoài 60 đã bị đứt đoạn ở đây. Xin chép lại nguyên văn
+
Kể xong, hắn chúc cho chị em phụ nữ cơ quan một chữ NHẪN
(hàm ý nhẫn nhục và nhẫn nại).
Một anh đề xuất cả nhóm nam hùn tiền lại đãi cho chị em nhậu
một bữa, được mọi người nhiệt liệt ủng hộ. Có vẻ cái chuyện nhậu còn hay ho hơn
nhiều !
Ngày quốc tế Phụ nữ ở cơ quan hắn chỉ có vậy !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét