Trong bài Vì sao
Phạm Xuân Ẩn không bị lộ ? Nhà văn Nguyên Ngọc kể “Tôi có một người bạn từng là
bí thư tỉnh ủy một tỉnh nổi tiếng ác liệt trong chiến tranh. Sau 1975 có hôm
anh băn khoăn bảo tôi: Chúng ta tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng
từng có nhiều con hy sinh trong chiến tranh, là đúng thôi. Nhưng có lẽ cũng
đừng làm quá. Còn có hàng triệu bà mẹ khác, có con đi lính cho chính quyền miền
Nam
và đã ngã xuống. Mình làm quá, các bà mẹ ấy sẽ tủi thân. Mà cũng là những bà mẹ
Việt Nam ,
các mẹ cũng đau khổ, theo cách nào đó thậm chí con đau khổ hơn. Mà các mẹ có
tội tình gì đâu ...”http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/150348/vi-sao-pham-xuan-an-khong-bi-lo.html),
Năm
ngoái làm quyển sử cho xã Phú An/Cai Lậy nghe một cán bộ binh vận kể câu chuyện
như sau: Năm 1970, giặc đóng đồn Phú Hiệp, án ngữ ba xã Phú An, Cẩm Sơn, Hiệp
Đức. Ta đánh hoài nhưng không bứng nổi đồn. Binh vận xã Phú An bèn tổ chức đưa
một nữ cán bộ vô bót tìm cách tiếp cận, móc nối với đồn trưởng, nhưng bọn lính
đồn đã biết chị là Việt cộng nên đã bắt giữ chị, nhốt lại bót qua đêm thay nhau
hãm hiếp. Lãnh đạo huyện nghi ngờ khí tiết của chị, sợ lộ đường dây tổ chức,
nên chỉ đạo thủ tiêu chị để bịt đầu mối. May thay, người lãnh nhiệm vụ thi hành
bản án đã “nhân từ mở ải thả oan gia”, tìm gặp chị, khuyên chị bỏ trốn, tìm nơi
khác làm ăn. Sau ngày nước nhà hoà bình thống nhất, chị ấy trở về quê sinh sống
trong sự cô đơn và nghèo túng.
Người
phụ trách công tác binh vận năm xưa kể lại với một thái độ dè chừng, giấu luôn
tên tuổi chị, sợ khơi gợi lại nổi đau của chị hay đụng chạm vấn đề gì khác ?.
Ký ức
thời chiến tranh có những chuyện tưởng chừng như giai thoại. Xin mạn phép dẫn
lại lời của nhà văn Nguyên Ngọc “Chiến tranh, muốn nói gì thì nói, vẫn là thứ
tàn bạo nhất, dã thú nhất, mà cho đến ngày nay loài người, đáng buồn thay, vẫn
chưa thoát ra được để hoàn toàn là người”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét